Thảo luận:Can thiệp của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam
Thêm đề tàiLượt xem trang hàng ngày của Can thiệp của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam | |
Biểu đồ lẽ ra sẽ được hiển thị ở đây nhưng biểu đồ thống kê truy cập hiện đã tạm ngưng hoạt động.
Trong lúc chờ được kích hoạt lại, xem biểu đồ thống kê trực quan tại pageviews.wmcloud.org
|
Tên bài
[sửa mã nguồn]Có phải tác giả đề cập đến "Quá trình can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam"? Chứ tên hiện tại thì rất chung chung.--Cheers! (thảo luận) 14:32, ngày 13 tháng 7 năm 2011 (UTC)
Mở đầu
[sửa mã nguồn]Các thành viên chăm lo phát triển bài mà quên viết phần mở đầu cho dễ theo dõi.--Cheers! (thảo luận) 13:07, ngày 24 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Nhận xét cá nhân của các nhân vật lịch sử trong phần mở đầu
[sửa mã nguồn]Tôi định bụng ngồi xem thôi vì quá chán rồi nhưng hôm nay Romelone đã nói một câu rất đúng và làm tôi phải suy nghĩ: "phần tóm tắt không nên đưa nhận định cá nhân vào". Nên tôi định cũng vào 3RR theo phía của Romelone nhưng chợt nhận ra nó sẽ chả có cái tác dụng gì khi Dewathulk chỉ chăm chăm lùi Romelone (một hành động làm tôi nhớ tới Nalzogul, rất là nhớ), vì vậy tôi viết thêm phần nhận định của Thượng nghị sĩ Kennedy cho nó cân với ông cố vấn của Nguyễn Văn Thiệu, coi như tỷ số 1-1 nhưng nếu có ai đưa thêm một ông nào khác vô nữa thì tôi sẽ viết một ông gì đó ở đâu đó giải thích ngược tiếp cho tròn 2-2. Cái bài phát biểu này tên là "American's shake in Vietnam", nếu ai nghi ngờ tôi xạo xin mời có thể kiểm tra..
Bản thân tôi nghĩ rằng đưa nhận định vào sẽ làm nát phần dẫn nhập vì chín người một trăm ý chứ đâu bao giờ có ý nào gọi là ý thống nhất cho một vấn đề lịch sử, nhưng cũng không còn cách nào khác. Mục tiêu tôi ở đây đơn giản chỉ là đảm bảo tính trung lập. Tôi rất tha thiết đề nghị các bạn vào đây bàn để đưa các nhận định vào chỗ phù hợp. Thay vì dùng sửa đổi triệt hạ để rồi kết quả rằng "khóa bài".--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 18:45, ngày 24 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Cho tôi nhận xét thêm rằng hôm nay Romelone không chửi bới cạnh khóe gì ai cả dù bạn bị người ta công kích cũng khá là khó chịu, tôi lấy đó làm cái sự mừng vui, mong bạn giữ đầu óc đó khi tiếp tục tu luyện ở đây.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 18:52, ngày 24 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Hoan nghêng bạn Tham Gia Cho Vui vào bổ sung phát triển bài. Đóng góp của bạn quả là đáng quý, bạn chỉ vui là chính mà lại bổ sung thêm được những thông tin thế này quả là quý hóa, đủ biết bạn vui với wiki nhưng vẫn không quên đóng góp, thật là đáng quý. Tôi chú ý tới thày Kay lâu lắm rồi, thày thoát xác chết đi sống lại không biết bao nhiêu lần, giờ hóa kiếp vào Romelone thì quả là giỏi. Trước tôi không có thời gian, giờ thì tôi có thời gian tạm gọi là đủ để tham gia thường xuyên hơn, nhưng vẫn như bạn Tham Gia Cho Vui thôi, vui là chính ấy mà. Dewathulk (thảo luận) 18:54, ngày 24 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Vì bày viết này dài mà phần mở đầu còn ngắn, tôi gắn bản mẫu để các thành viên có thể tóm lược lại những thông tin đã viết ở bên dưới, có bao nhiêu ấy thôi mà cũng tranh cãi/viết nội dung tranh cãi. Phần mở đầu đưa các nhận định cá nhân vào làm gì? nó là tóm tắt chứ không phải phân tích.--Cheers! (thảo luận) 23:02, ngày 24 tháng 2 năm 2013 (UTC)
- Tôi đồng ý với Cheers, ở phần mở đầu nên chỉ đưa các fact nhất định. Còn phần quan điểm cá nhân không nên đưa vào dù người đưa ra quan điểm có uy tín tới đâu.--Tham Gia Cho Vui (thảo luận) 14:30, ngày 25 tháng 2 năm 2013 (UTC)
Nhan đề phù hợp với nội dung
[sửa mã nguồn]Mạn phép đổi tên lại. Tên hiện tại có vẻ mơ hồ. Mỹ làm sao can thiệp vào một cuộc chiến chưa xảy ra? Còn cuộc chiến năm 1945-1954 quốc tế thường gọi là Chiến tranh Đông Dương, không phải Chiến tranh Việt Nam. Nội dung bài cũng cho thấy Mỹ đã can thiệp vào Việt Nam từ lâu trước Chiến tranh Việt Nam. Tên bài nên tương thích với nội dung bài. TBD (thảo luận) 19:19, ngày 16 tháng 8 năm 2013 (UTC)
Vấn đề sự ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế lên tư duy chiến lược của Hoa Kỳ trong phần
[sửa mã nguồn]Hanam190552 (thảo luận)@Frendit Tôi nghĩ bạn nên để lại những ý kiến về sự ảnh hưởng của tư tưởng kinh tế lên chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ.
Ý kiến của bạn là: Do nền tảng tư tưởng Hoa Kỳ dựa chủ yếu vào tư tưởng kinh tế tự do của Adam Smith, theo đó quy luật cung cầu sẽ tự điều chỉnh nền kinh tế. Trong khi đó Liên Xô theo nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Chính phủ hai quốc gia có ý thức hệ khác nhau. Liên Xô trở thành đối thủ chính của Hoa Kỳ.
Ý kiến của tôi là: Do nền tảng tư tưởng Hoa Kỳ dựa chủ yếu vào tư tưởng kinh tế tự do của Adam Smith, theo đó, để phát triển thì phải có cạnh tranh. Để phát triển tới cấp độ bá quyền - mạnh hơn tổng sức mạnh của tất cả các nước còn lại - Hoa Kỳ cần 1 đối thủ. Sự xuất hiện của Liên Xô đã giúp Hoa Kỳ có 1 đối thủ tương xứng để đối đầu và để tập hợp lực lượng, Hoa Kỳ sử dụng chiêu bài chống Cộng và chống giải phóng dân tộc do Liên Xô là Cộng sản và luôn ủng hộc phong trào giải phóng dân tộc. Việc cần có 1 đối thủ là chính sách của Hoa Kỳ từ sau 1945 đến nay chứ không phải bây giờ mới có
Tôi nghĩ rằng bài này liên quan tới chiến lược của Hoa Kỳ chứ không phải liên qua tới cuộc đối đầu Xô-Mỹ nên tôi nghĩ để ý kiến của tôi là thích hợp hơn. Ý kiến của bạn nên để ở bài Chiến tranh lạnh thì hợp hơn. Tôi không phản đối ý kiến của bạn Frendit
Tại Hoa Kỳ của 1 biếm họa về học thuyết Phát triển dựa trên cạnh tranh khi bức biếm họa mô tả việc Lầu năm góc đăng tuyển dụng kẻ thù. Bạn nên xem link này http://vn.sputniknews.com/opinion/20150730/535482.html. Hoặc là link này nếu bạn không ưa những thông tin do Liên bang Nga cung cấp http://content.time.com/time/video/player/0,32068,1187706189001_2095507,00.html
Nhiều khi chính Hoa Kỳ đã thổi phồng đối thủ quá mức để tập hợp lực lượng hay để duy trì mối quan hệ đồng minh. Tiêu biểu là thổi phồng sức mạnh của Triều Tiên và Iran
Hy vọng bạn sớm trả lời để chúng ta sớm xây dựng trang wiki tốt đẹp hơn
Cảm ơn bạnHanam190552 (thảo luận)
Thiếu trung lập
[sửa mã nguồn]Bài này đang sử dụng rất nhiều lần cụm từ "Chế độ tay sai thân Mỹ" làm bài rất thiếu trung lập. Tôi đã sửa lại cho bài trung lập hơn, chẳng hiểu sao bạn Trọng phú quay về phiên bản cũ thiếu trung lập? Phiền bạn sửa lại cho trung lập. Cảm ơn. Caolpi (thảo luận) 01:19, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- @Caopi: Thì bạn cứ thêm bản mẫu {{Thái độ trung lập}} vào bài, hay sửa thành cụm từ trung lập hơn. NHD (thảo luận) 02:22, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Bài đã bị Trọng phú khóa nên tôi không thêm được. Nhờ bạn thêm dùm. Caolpi (thảo luận) 03:12, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Caolpi Bạn đã thử tìm hiểu ai là người đầu tiên thêm những cụm từ không trung lập này vào bài chưa? Họ có để lại lý do khi làm như vậy? Võ-tòng 03:18, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Mọi người nên chung tay sửa bài này cho trung lập để Wiki khỏi mang tiếng xấu. Caolpi (thảo luận) 03:23, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Tag Nguyentrongphu --minhhuy (thảo luận) 03:39, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Caolpi hình như là rối của Kay. Acc tạo ra ngay sau khi Cobasaigon bị cấm và lại cùng chủ đề với Kay. Tôi làm đúng theo quy định chống rối. Tôi không có trách nhiệm phải sửa bài. Ai muốn sửa lại bài thì cứ việc nhưng phải chịu trách nhiệm trước các sửa đổi của mình. Còn đối với nhóm rối trên chục năm này, theo kinh nghiệm của tôi thì nên cho rối "ăn bơ". Thảo luận sẽ vô ích với nhóm rối trên chục năm không biết hối cải này. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 09:26, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Vậy ai sẽ chịu trách nhiệm cho tình trạng thiếu trung lập của bài hiện nay? Bạn sửa bài từ trung lập thành thiếu trung lập rồi bạn nói bạn không có trách nhiệm gì trong việc này. Tôi không hiểu đây là loại lý lẽ gì nữa.Caolpi (thảo luận) 09:38, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
- Tôi đã phục hồi lại sửa đổi của Caolpi sau khi xem xét rằng chúng giúp cho bài trung lập hơn, nhưng tôi cũng cấm vô hạn Caolpi do là tài khoản rối. --minhhuy (thảo luận) 09:44, ngày 2 tháng 4 năm 2021 (UTC)
Can thiệp/Xâm lược
[sửa mã nguồn]@2405:4802:1f38:fd0:dd7c:3261:d95c:d30a Chào bạn, tại thảo luận bài Chiến tranh biên giới Việt Nam – Campuchia từng tranh cãi về vấn đề tương tự như này, mời bạn qua đó tham khảo. – (Tòa án Tối cao Fontaine) 06:21, ngày 31 tháng 8 năm 2023 (UTC)